2. Đồng chí Nguyễn Thị Thúy Hà ‑ Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh
Thay mặt Chủ tịch khi Chủ tịch đi vắng và ủy quyền; trực tiếp phụ trách, chỉ đạo các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực chính sách, pháp luật và quan hệ lao động trong Công nhân viên chức lao động. Trực tiếp chỉ đạo: Ban Chính sách, pháp luật và quan hệ lao động LĐLĐ tỉnh, LĐLĐ thành phố Vĩnh Yên, LĐLĐ huyện Vĩnh Tường, LĐLĐ huyện Bình Xuyên, Công đoàn ngành Y tế, Công đoàn Công ty CP Prime Group.Điện thoại: 0211.3845368
3. Đồng chí Đỗ Ngọc Anh‑ Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh,
Trực tiếp phụ trách, chỉ đạo công tác văn phòng, tổng hợp; công tác kiểm tra, giám sát của Liên đoàn Lao động tỉnh. Trực tiếp chỉ đạo: UBKT, Văn phòng LĐLĐ tỉnh; Nhà khách Công đoàn Tam Đảo; LĐLĐ thành phố Phúc Yên, LĐLĐ huyện Lập Thạch, LĐLĐ huyện Sông Lô, Công đoàn Viên chức, CĐCS Công ty CP Giày Phúc Yên
Điện thoại:0211.3861408
4. Đồng chí Khổng Sơn Thành - Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh
Trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo công tác tuyên truyền giáo dục, công tác nữ công trong Công nhân viên chức lao động. Trực tiếp chỉ đạo: Ban Tuyên giáo - Nữ công LĐLĐ tỉnh; LĐLĐ huyện Tam Đảo, LĐLĐ huyện Tam Dương, LĐLĐ huyện Yên Lạc, Công đoàn các Khu công nghiệp, Công đoàn ngành giáo dục, Nhà Văn hóa Công nhân.
Điện thoại:0211.3844383
II. CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ
1. Chức năng:
Liên đoàn Lao động tỉnh được tổ chức theo địa giới hành chính tỉnh do Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam quyết định thành lập hoặc giải thể phù hợp với quy định của Luật Công Đoàn.
Liên đoàn Lao động tỉnh chỉ đạo trực tiếp các liên đoàn lao động huyện, công đoàn địa phương, Công đoàn tổng công ty (thuộc tỉnh), Công đoàn KCN và các Công đoàn cở sở các đơn vị của Trung ương không có Công đoàn ngành trung ương hoặc Công đoàn tổng công ty).
2. Nhiệm vụ:
a) Tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nhiêm vụ của tổ chức Công đoàn.
b) Đại diện, bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, CNVCLĐ trên địa bàn.
c) Triển khai thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của ban Chấp hành, Đoàn Chủ tịch tổng Liên doàn Lao động Việt Nam và Nghị quyết đại hội Công đoàn tỉnh; các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Tham gia với các cấp ủy Đảng, cơ quan Nhà nước tỉnh về các chủ trương, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và các vấn đề liên quan đến đời sống, việc làm và điều kiện làm việc của CNVCLĐ trên địa bàn. Tổ chức phong trào thi đua yêu nước, các hoạt động xã hội của CNVCLĐ trên địa bàn.
d) Phối hợp với các cơ quan chức năng của Nhà nước, Công đoàn ngành Trung ương tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật và các chính sách có liên quan trực tiếp đến CNVLCĐ trong các cơ quan, doanh nghiệp. tham gia hội đồng trọng tài lao động ở địa phương, hướng dẫn và chỉ đạo việc giải quyết tranh chấp lao động, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng người lao động trong các doanh nghiệp đóng trên địa bàn.
e) Chỉ đạo các Công đoàn ngành địa phương, Công đoàn Tổng công ty (thuộc tỉnh), Liên đoàn Lao động huyện, thị xã, Công đoàn các khu công nghiệp và cấp tương đương thực hiện các nhiệm vụ theo quy định tại Điều 21, 22,23 và 24 Điều lệ này.
f) Hướng dẫn, chỉ đạo các Công đoàn cơ sở của Công đoàn Tổng công ty thuộc trung ương và các Công đoàn cơ sở trực thuộc Công đoàn ngành trung ương đóng trên địa bàn tỉnh, những nội dung sau đây:
- Triển khai thực hiện nghị quyết của Đảng, các chủ trương, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng.
- Phối hợp với các cơ quan chức năng của Nhà nước ở địa phương; kiểm tra, thanh tra lao động; điều tra các vụ tai nạn lao động; giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp lao động; đại diện bảo vệ người lao động trước người sử dụng lao động, cơ quan nhà nước và trong quá trình tham gia tố tụng ; kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ. Chính sách đối với người lao động.
g) Tổ chức giáo dục nâng cao trình độ văn hóa và nghề nghiệp cho CNVCLĐ, tổ chức các hoạt động văn hóa, thể duc thể thao, quản lý nhà văn hóa công nhân, công đoàn; tổ chức các Trung tâm giới thiệu việc làm, văn phòng tư vấn pháp luật theo quy định của nhà nước về Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
h) Thực hiện quy hoạch, quản lý, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và thực hiện chính sách, cán bộ theo phân cấp của Tỉnh ủy và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
i) Hướng dẫn, chỉ đạo đại hội các Công đoàn cấp dưới; xây dựng Công đoàn cơ sở và nghiệp đoàn vững mạnh.
j) Thực hiện quan hệ đối ngoại theo quy định của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.